19
396

Sá sùng hay còn gọi là mồi – tên gọi quen thuộc của người dân Quảng Ninh

Sá sùng Quan Lạn thương hiệu Bá Kiến

Sá sùng hay còn gọi là mồi – tên gọi quen thuộc của người dân Quảng Ninh. Tại sao Sá sùng được gọi là mồi. Trong bài viết này, cùng tìm hiểu về tên gọi của nó nhé.

Đặc sản mồi của biển Quảng Ninh

Đặc sản mồi của biển Quảng Ninh

  1. Đặc điểm và môi trường sống của sá sùng

Sá sùng nổi tiếng nhất là ở Quảng Ninh. sinh sống rải rác ở biển đảo Vân Đồn và Móng Cái, trong bãi cát rộng, có thủy triều lên xuống. Nó còn có tên khác là trùn biển hay sâu biển, có hình dáng giống loài giun. Sống trong cát trắng, môi trường nước trong sạch nên Sá sùng như cái túi lọc cát, một đầu nuốt cát, đầu kia lọc thức ăn và thải cát ra khỏi cơ thể. Sá sùng có màu đỏ hồng, kích thước từ 5 -10cm, to bằng ngón tay út, có những đường vân nhỏ li ti, có thể thấy cả cát ở bên trong.

  1. Đánh bắt sá sùng như thế nào?

Ban ngày, nước biển rút xuống, sá sùng ẩn mình trong hang, chờ nước triều lên, nó mới ngoi lên mặt nước, thò cái xúc tu dài để tìm kiếm thức ăn xung quanh miệng hang. Theo dấu vết Sá sùng Không biết từ khi nào, đào mồi đã trở thành nghề truyền thống của cư dân trên huyện đảo Vân Đồn, Quảng Ninh và được coi là công việc nặng nhọc với người phụ nữ nơi đây.

>>> Những món ngon từ sá sùng khô

Đúng là rất vất vả bởi không phải nhát đào nào cũng có thể bắt được sá sùng. Có khi ở đó sá sùng đã bị đào hoặc không còn ở đó nữa. Mà khi trời có nắng lên thì sá sùng càng khó bắt hơn bởi nó sẽ lẩn sâu hơn xuống cát, khó mà bắt được. Hay những ngày không phải mùa chính có sá sùng thì tìm kiếm sá sùng sẽ khó khăn hơn nhiều.

  1. Chế biến sá sùng

Chế biến sá sùng đơn giản, nhưng nếu ngay từ đầu không biết cách sơ chế thì không thể ăn được. Sá sùng mới được đào về, rửa sạch dùng đầu đũa lộn từ trong ra ngoài để lấy sạch ruột và chà xát kỹ, rửa nhiều lần cho hết cát rồi mới chế biến tươi hoặc phơi khô.

>>> Sá sùng là con gì, tìm hiểu loài sá sùng biển?

Sá sùng tươi chế biến đúng cách sẽ thấy vị giòn ngọt, không bị tanh khi ăn. Còn sá sùng khô rang lên có màu cánh gián, ăn thấy ngọt, ngậy và bùi. Được thưởng thức sá sùng nướng như nướng mực khô cũng rất tuyệt cho các cánh mày râu làm món nhậu.

4. Giá trị dinh dưỡng

Theo nghiên cứu khoa học, thịt sá sùng chứa rất nhiều giá trị dinh dưỡng. Nó chứa tới 17 nguyên tố vi lượng, 8 loại acid amin không thay thế, và 10 loại acid amin nhiều giá trị dinh dưỡng như: glyxin, alanine, glutamin, succinic… Còn theo quan niệm của Đông y, sá sùng có vị ngọt, tính mát, chủ trị chứng tâm hàn, bổ dương khí.

5. Phân biệt và cách chọn sá sùng

Chọn sá sùng cũng phải biết cách, người ta phân ra nhiều loại, tùy vào giá tiền. Sá sùng khô ngon là loại dầy mình, đều con, màu trắng ngà, được làm sạch sẽ, ngửi thấy có mùi thơm đặc trưng. Không nên chọn sá sùng đã chuyển màu xanh nhạt có lấm tấm trắng, nhỏ, vụn vì có thể sá sùng đã để lâu hoặc bị mốc, rang không thơm, ăn thấy nhạt. Còn nếu loại sá sùng mỏng, màu trắng trong, ngửi không có mùi thơm đặc trưng thì đích thị đó là mồi Trung Quốc đã được “tẩy trắng” nên không ngon, giá loại này không cao nhưng khách hàng dễ bị nhầm lẫn.